"Đối
với doanh nghiệp, nếu doanh nghiệp chủ động, không phụ thuộc nhiều vào
vốn vay ngân hàng thì siết tín dụng hay không cũng ít bị ảnh hưởng".
Tại Hội thảo "Triển vọng đầu tư 2016 -
Sự trở lại của bất động sản", diễn ra sáng nay ở TP.HCM, nhiều nhà đầu
tư địa ốc lớn cho rằng năm nay sẽ có nhiều dòng vốn nước ngoài đổ vào thị
trường. Tận dụng thời cơ này, nhiều doanh nghiệp bắt đầu chiến lược
"thoát" khỏi sự lệ thuốc vốn vào các ngân hàng thương mại.
Dự thảo Thông tư 36 của Ngân hàng Nhà
nước (NHNN) về siết chặt tín dụng bất động sản khiến nhiều doanh nghiệp
lo lắng. Tại hội thảo trên, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước - bà Nguyễn
Thị Hồng cũng đã khẳng định rằng Thông tư này sẽ được xem xét ban hành
vào một thời điểm thích hợp.
Trao đổi với chúng tôi các doanh nghiệp địa ốc khẳng định rằng dù còn nhiều ý kiến trái chiều nhưng Thông tư 36 vẫn
được kỳ vọng là chìa khóa giúp các doanh nghiệp doanh nghiệp tự chủ,
giảm phụ thuộc vào tín dụng, giảm đầu tư dàn trải và xây dựng hướng đi
bền vững.
"Thông tư này nếu nhìn kỹ sẽ nhận thấy
mục tiêu giúp dòng vốn chảy vào thị trường ổn định hơn. Đối với những
doanh nghiệp yếu kém thì khả năng tác động sẽ lớn hơn các doanh nghiệp
có đòn bẩy tài chính vững chắc", bà Lưu Thị Thanh Mẫu, Tổng giám đốc Tập
đoàn Phúc Khang cho biết.
Đồng quan điểm với bà Mẫu, ông Đặng
Chính Thắng - Phó tổng giám đốc CTCP Địa ốc Đất Xanh Miền Nam cho biết
siết tín dụng cũng có mặt tích cực lớn đó là thanh lọc lại thị trường
bất động sản, loại bỏ được những dự án không hiệu quả.
Còn theo ông Ngô Quang Phúc - Phó Tổng
giám đốc Him Lam Land: "Chính sách này cũng sẽ hạn chế đầu cơ quá nhiều.
Nếu Ngân hàng Nhà nước có những biện pháp kiểm soát dòng tiền chảy vào
bất động sản tốt thì dự thảo sửa đổi Thông tư 36 của Ngân hàng Nhà nước
cũng sẽ không tác động nhiều đến phân khúc khách hàng mua nhà để ở".
Dự án Him Lam Chợ Lớn, Quận 6 đã bàn giao giai đoạn I và cho đến nay toàn bộ cư dân đã dọn vào ở
“Còn đối với doanh nghiệp, nếu doanh
nghiệp chủ động, không phụ thuộc nhiều vào vốn vay ngân hàng thì siết
tín dụng hay không cũng ít bị ảnh hưởng. Ví dụ như, tại dự án Hưng Lộc
Phát 1 và 2 triển khai trong bối cảnh thị trường khó khăn nhưng do chúng
tôi sử dụng đòn bẩy tài chính hiệu quả nên vẫn giao nhà đúng tiến độ
cho khách hàng", ông Nguyễn Dư Lực, Chủ tịch HĐQT Công ty Hưng Lộc Phát
cho biết.
Ông Lực cũng cho biết thêm: "Do biết tận
dụng nguồn vốn khác ngoài vốn ngân hàng nên các dự án của chúng tôi vẫn
luôn chủ động được. Sắp tới chúng tôi sẽ công bố ra thị trường dự án
The Golden Star tại Quận 7 có quy mô 26 tầng, 478 căn hộ với giá rẻ hơn
các dự án cùng khu vực từ 2-3 triệu đồng/m2".
“Cách làm của chúng tôi là đi chậm mà
chắc. Không đầu tư dàn trải. Làm dự án nào, tập trung mọi khả năng về
tài chính, con người để hoàn thành dự án, tạo thanh khoản tốt”, ông Lực
chia sẻ.
Đánh giá về dòng vốn đối với doanh
nghiệp địa ốc hiện nay ông Võ Sỹ Nhân, Tổng Giám đốc Quỹ đầu tư Gaw NP
Capital, Phó Chủ tịch HĐQT công ty CP địa ốc Tiến Phước cho rằng: "Xu hướng
hiện nay doanh nghiệp nội địa đều không muốn phụ thuộc quá lớn vào vốn
vay các ngân hàng thương mại. Ngoài các dòng vốn truyền thống từ Hàn
Quốc, Nhật Bản và Singapore thì hiện nay nhiều doanh nghiệp đang quan
tâm đến các dòng vốn từ Mỹ, Anh, và thậm chí cả Trung Đông".
"Khác với thời điểm trước, doanh nghiệp
địa ốc thường bị sốc bởi một chính sách tín dụng nào đó từ Nhà nước đưa
ra, bởi thị trường không có những nguồn vốn thay thế thì hiện nay, doanh
nghiệp có thể tự chủ hơn khi bắt tay với các quỹ đầu tư, tổ chức tín
dụng nước ngoài để phát triển các dự án quy mô lớn, đòi hỏi công nghệ
xây dựng cao", ông Nhân đánh giá,