MỪNG HAY LO KHI TỐC ĐỘ XÂY DỰNG DỰ ÁN QUÁ NHANH ?
Một số chủ đầu tư với tiềm lực tài chính mạnh, cùng
với uy tín, chuyên nghiệp trong phát triển các dự án bất động sản đã
luôn hoàn thành dự án đúng với thời gian theo hợp đồng. Cá biệt, có một
số dự án bàn giao nhà trước thời hạn. Nhưng trong niềm vui của phần lớn
khách hàng vẫn có những người mua nhà cảm thấy không vui!
Thần tốc
Các dự án của Novaland được thi công với tốc độ cực kỳ nhanh. Điển
hình là nhiều năm trước, Q.4 gần như bị lãng quên nhưng sau 2 năm từ
2014 tới nay, hàng loạt dự án như River Gate, The Tresor, Icon 56,
Galaxy 9… đã làm bộ mặt Q.4 hoàn toàn thay đổi.
CTCP Địa ốc Him Lam cũng cho thấy năng lực thi công dự án cực kỳ tốt
khi bàn giao 2 dự án là Him Lam Chợ Lớn và Him Lam Riverside, trong khi
Him Lam Phú Đông sắp bàn giao và Him Lam Phú An thi công với tốc độ
“chóng mặt”. Theo ghi nhận của phóng viên, Him Lam Phú An giới thiệu ra
thị trường hồi tháng 12/2016, lúc này mới làm xong móng, nhưng vào tháng
5/2017, đã xây lên tới tầng 11, với tốc độ thi công trung bình 3
sàn/tháng, dự kiến sẽ cất nóc vào tháng 6/2017 và người mua sẽ được nhận
nhà vào tháng 8/2018!
Một điểm đáng nể của Him Lam là việc hầu như tất cả dự án đều được
hoàn thành phần móng, thậm chí lên tầng 1 mới bán. Trong bối cảnh dự án
huy động vốn khi chưa đủ điều kiện đang như một vấn nạn của thị trường
bất động sản, rõ ràng hình thức xây lên mới bán chứng tỏ chủ đầu tư phải
có tiềm lực tài chính mạnh.
Kỹ sư xây dựng Huỳnh Hòa Đông cho rằng, tiến độ xây dựng của dự án
bất động sản có rất nhiều yếu tố tác động. Việc xây nhanh hay chậm có
thể gói gọn trong một số nguyên nhân như năng lực, kinh nghiệm của chủ
đầu tư và các nhà thầu của dự án đó, nhà thầu nào đáp ứng yêu cầu của dự
án thì tiến độ nhanh. Ngược lại, khi nhà thầu không thu xếp được tài
chính dẫn đến tình trạng không bảo đảm tài chính để cung ứng vật tư theo
tiến độ, chậm trả lương cho người lao động sẽ dẫn tới tiện độ chậm trễ.
“Trường hợp tiến độ xây dựng tốt, uy tín chủ đầu tư cũng được thể
hiện, ngoài năng lực tài chính, cho thấy sự chuyên nghiệp khi chế tài
trong hợp đồng mà chủ đầu tư soạn thảo đủ mạnh để ràng buộc nhà thầu
phải bảo đảm tiến độ” - kỹ sư Đông phân tích.
Nhiều dự án thay đổi bộ mặt đô thị.
Bù đầu xoay tiền
Chị Hoa Huỳnh, một khách hàng mua căn hộ dự án tại Q.Bình Thạnh chia
sẻ: “Chủ đầu tư thông báo đóng theo tiến độ xây dựng, cứ lên 1 sàn lại
đóng tiền, mỗi lần đóng 200 triệu đồng. Trong vòng 3 tháng, ban đầu với
tình hình tài chính của vợ chồng tôi đóng tiền theo tiến độ xây dựng
bình thường, nhưng về sau chủ đầu tư xây quá nhanh yêu cầu đóng tiền
liên tục, cả gia đình lúc nào cũng trong tình trạng tìm cách xoay tiền
cho đủ để đóng”.
Theo phân tích của một chuyên gia bất động sản thì: “Cái gì chạy
nhanh quá đôi khi có lợi mà cũng có lúc lại bất lợi”. Hiện nay, tại các
dự án bất động sản hình thành trong tương lai, việc huy động chủ yếu
theo 2 phương thức: Đóng tiền theo tiến độ xây dựng và đóng tiền theo
thời gian (ví dụ: 3 tháng đóng tiền 1 lần bất chấp tiến độ).
Vị chuyên gia này phân tích, đóng tiền theo tiến độ là hợp lý nhất,
vì thi công tới đâu đóng tới đó, đôi bên cùng có lợi. Đơn vị thi công
làm nhanh để lấy tiền và người dân thấy xây dựng nhanh thì bỏ tiền vào
an tâm. Tuy nhiên vẫn có bất lợi, nhiều doanh nghiệp vì lý do gì đó hay
đơn vị thi công muốn thi công nhanh để rút khỏi dự án, nên họ thi công
vượt tiến độ. Lúc này chủ đầu tư phải thúc khách hàng đóng tiền, xảy ra
trường hợp người mua nhà không có quỹ dự phòng hoặc cũng có trường hợp
người mua nhà là dân đầu cơ, chưa bán được hàng sẽ bất lợi.
Đối với đóng tiền theo thời gian cũng có rủi ro vì có trường hợp đóng 85% giá trị nhưng vẫn thi công chưa xong.
Ví dụ, theo kế hoạch thì đầu tháng 6 mới đóng nhưng cuối tháng 4 đã
xây xong và yêu cầu đóng tiền thì khách hàng phải xoay tiền, đây là lỗi
của chủ đầu tư. Cho nên lúc này chủ đầu tư không thể yêu cầu khách hàng
đóng tiền theo tiến độ, mà phải giãn tiến độ thanh toán để khách hàng
đóng giúp khách hàng cũng không cảm thấy bị ép buộc.
Với dự án căn hộ Him Lam Phú An người mua nhà sẽ được nhận nhà sớm hơn dự
kiến vì tốc độ xây dựng nhanh. Tuy nhiên, Him Lam Land lại ra chính sách
được thanh toán kéo dài lên đến 6 năm. Đây thật sự là một cách làm khác
biệt hướng đến người tiêu dùng cần được nhân rộng ra thị trường.
Chia sẻ về cách kinh doanh táo bạo, ông Ngô Quang Phúc, Phó Tổng Giám
đốc Him Lam Land, cho biết khách hàng mục tiêu của công ty là người
tiêu dùng cuối cùng. Vì vậy, tất cả chính sách bán hàng đều hướng đến
phục vụ tốt nhất cho đối tượng này với việc định giá bán hợp lý, ổn định
và thanh toán kéo dài.
“Để bán được hàng thì cần hài hòa lợi ích của tất cả các bên tham gia
thị trường. Chúng tôi chấp nhận chi phí vốn tăng cao để giúp khách hàng
giảm tối đa áp lực tài chính dù cách làm này sẽ khiến lợi nhuận giảm.
Điều này sẽ giúp thị trường ổn định bền vững hơn để mọi người đều có cơ
hội sở hữu nhà ở” - ông Phúc nói.
Theo Người Tiêu Dùng