THẾ CHẤP NGÂN HÀNG BẰNG QUYỀN TÀI SẢN
Ông Phạm Ngọc Liên - Giám đốc Văn phòng
đăng ký đất đai TP.HCM thuộc Sở Tài Nguyên Môi trường đã cho biết thông tin về việc
thế chấp ngân hàng bằng quyền tài sản tại buổi họp báo về việc công bố các dự
án thế chấp ngân hàng vào chiều qua (29/7).
Thế
chấp ngân hàng - khó công bố, khó xử lý
Theo thông tin, vẫn còn có loại
hình thế chấp mà nhiều chủ đầu tư đang sử dụng đó là thế chấp bằng quyền tài sản
bên cạnh việc thế chấp dự án bằng quyền sử dụng đất hoặc tài sản hình thành
trong tương lai hoặc bao gồm cả 2 thì.
Đó là việc dù
chưa có sổ đỏ, chưa quyết định được phê duyệt dự án thì chủ đầu tư vẫn có thể
thế chấp ngân hàng với quyền tài sản. Ví dụ khi lập ra dự án và trong quá trình
làm thủ tục để đi đến quyết định phê duyệt thì chủ đầu tư liên hệ với ngân hàng
và nếu ngân hàng đánh giá là dự án tốt thì ngân hàng sẽ cho vay với tài sản thế
chấp là quyền tài sản.
Theo quy định, đối với loại thế
chấp này thì thủ tục đăng ký thực hiện tại Trung tâm đăng ký tài sản của Cục
đăng ký Quốc gia về giao dịch bảo đảm của Bộ Tư pháp. “Đây là loại thế chấp thứ
2 mà nếu muốn thực hiện công bố thì phải phối hợp nhiều Bộ, Ngành thì mới thực
hiện công bố đầy đủ thông tin về các dự án thế chấp ngân hàng bằng quyền tài
sản của các chủ đầu tư”, ông Liên cảnh báo.
Ông Phạm Ngọc Liên nói “Quyền tài
sản là quyền chung trong pháp luật dân sự, do đó khi xử lý, để biến cái chung
thành cái cụ thể và xử lý thì nó sẽ chậm hơn so với đã có quyền sử dụng đất và
có quyết định phê duyệt dự án. Vì thế, đối với việc thế chấp ngân hàng bằng
quyền sử dụng đất và tài sản hình thành trong tương lai sẽ xử lý nhanh hơn,
thuận lợi hơn nhiều”.
Còn
nhiều vướng mắc trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu
Trả lời câu hỏi về việc cấp giấy
chứng nhận quyền sở hữu cho người mua nhà đối với trường hợp dự án đã thế chấp
ngân hàng tại buổi họp báo thì ông Liên cho biết, việc này có rất nhiều vấn đề.
Cụ thể, ngoài việc tài sản đang bị thế chấp tại ngân hàng không rút ra được để
làm thủ tục thì còn có dự án chủ đầu tư triển khai xây dựng nhưng vi phạm về
quy hoạch về quản lý dự án như xây dựng vượt tầng, chuyển đổi công năng, hoán
đổi chức năng tầng… tất cả những trường hợp này đều là vi phạm trong quản lý dự
án nên ngành xây dựng có yêu cầu phải xử lý xong thì mới tiến hành cấp giấy
chứng nhận.
Bên cạnh đó, còn có loại dự án mà
chủ đầu tư đang vướng mắc về tố tụng dân sự và tòa án ra phán quyết thi hành
án. “Một dự án có sản phẩm là vài trăm căn hộ trong đó chỉ vài ba căn hộ bị
vướng nhưng mẫu quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án lại ngăn chặn
hoạt động của cả chung cư. Vấn đề này dù Sở đã đề xuất chỉ xử lý những trường
hợp cụ thể nhưng đôi khi việc phối hợp với cơ quan thi hành án để cấp giấy chứng
nhận cho người mua nhà còn khập khiểng”. Giám đốc Văn phòng đăng ký đất đai
TP.HCM phân trần.
Sắp tới đây
sẽ thành lập tổ công tác liên ngành (Xây dựng, Thuế, Ngân hàng, Tư pháp,..) để
giải quyết các vấn đề quanh việc cấp giấy chứng nhận cho người mua nhà, đất dự
án. “Sở sẵn sàng đối
thoại với chủ đầu tư và cả người dân về việc này”. Ông Liên
quả quyết.
Đăng Thy