TPHCM CHỜ CƠ CHẾ ĐỂ CẢI TẠO 474 CHUNG CƯ SẮP SẬP
Giám đôc Sở
Xây dựng TPHCM Trần Trọng Tuấn đã công bố 474
chung cư sắp sập hồi tháng 5/2016 và đã nhắc lại 27/6 vừa qua.
Ông Lê Văn Khoa, Phó Chủ tịch TPHCM đề xuất thực hiện cơ
chế phân cấp, uỷ quyền. Các quận huyện phải luôn trong tâm thế sẵn sàng, chủ
động khi chờ đợi Thủ tướng Chính phủ chấp thuận TP được tự quyết hình thức lựa
chọn nhà đầu tư.
Phân
cấp, uỷ quyền quyết liệt
Thành phố trên cơ sở đó đã đưa ra kiến nghị thực hiện phân
cấp cho UBND Quận, Huyện được quyền tổ chức thẩm định hồ sơ chấp thuận đầu tư
dự án. UBND cấp quận, huyện được uỷ quyền ban hành quyết định chấp thuận đầu tư
dự án.
UBND TP được lãnh đạo Sở Xây dựng đề xuất báo cáo Thủ tướng
Chính phủ cho phép cơ quan chuyên môn cấp quận, huyện được ban hành văn bản kết
luận kiểm định thay cho Sở Xây dựng.
Bên cạnh đó, đại diện Sở Xây dựng cũng kiến nghị UBND TP
cho phép thực hiện phương thức tái định cư tại chỗ (trừ trường hợp không dây
dựng lại chung cư tại vị trí cũ để thực hiện theo quy hoạch). Cơ quan này yêu
cầu không thực hiện phương thức bồi thường để đẩy nhanh tiến độ.
Các hộ dân trong chung cư cũ sẽ được bố trí tạm cư và sẽ
quay trở về tái định cư tại căn hộ mới có diện tích tương đương sau khi công
trình được xây dựng xong.
UBND quận, huyện được Sở Tư pháp TPHCM đề xuất phân cấp cho
ban hành quyết định cưỡng chế phá dỡ khẩn cấp trong trường hợp nhà chung cư
nguy hiểm cần phải cưỡng chế phá dỡ khẩn cấp; được quyền tổ chức lập và phê
duyệt phương án di dời, bố trí tạm cư, phương án cưỡng chế phá dỡ khẩn cấp.
Sở này cũng đề xuất UBND quận huyện được phép tiến hành
thực hiện việc rà soát, thống kê, tổ chức kiểm định; ban hành văn bản kết luận
kiểm định chất lượng bước đầu tại địa phương.
Đề xuất dân được bán căn hộ tái định cư
Một điểm quan trọng trong đề xuất của Sở Xây dựng là: trong
trường hợp người dân không có nhu cầu tái định cư tại chỗ, các hộ vẫn được bán
căn hộ đã được bố trí tái định cư theo hình thức chuyển nhượng căn hộ nhà ở
hình thành trong tương lai.
Hiệp hội Bất động sản TPHCM (HoREA) đầu năm 2016 đã có văn
bản kiến nghị Chính phủ và Bộ Xây dựng cho phép chủ sở hữu nhà ở tái định cư,
người sở hữu suất nhà ở tái định cư được quyền bán, chuyển nhượng nhà ở, tái
suất định cư theo nhu cầu và không bị hạn chế quyền định đoạt của mình.
Theo quy định hiện hành, người nhận nhà tái định cư được
cấp chủ quyền nhà nhưng không được chuyển nhượng trong một thời gian khá dài
(tối thiểu 5 năm - PV). Người nhận suất nhà ở tái định cư cũng không được
chuyển nhượng suất tái định cư.
Thị trường giao dịch nhà ở tái định cư hiện nay tại TPHCM
và Hà Nội là cực kỳ sôi động, nhưng các giao dịch đều thực hiện lách luật dưới
hình thức uỷ quyền hoặc giấy viết tay, đem lại rủi ro cực lớn cho người mua
nhà.
Theo Việt
Đông (Vietnamnet)