PHÒNG TẮM VÀ CÁCH HÓA GIẢI KHI PHẠM VỚI PHÒNG THỜ
Trên bản vẽ của gia chủ, cửa phòng tắm
trên lầu mở ra ngang hông với phòng thờ. Nhiều người nói như vậy là “phòng tắm
ngắm phòng thờ”, rất kỵ vì khí xấu sẽ phạm vào nơi tôn nghiêm.
Trong
phong thủy, theo nguyên tắc bố trí cát hung trong nhà ở thì khu vệ sinh nên đặt
vào các hướng xấu, các hướng bất lợi về khí hậu đồng thời đảm bảo hợp lý về hệ
thống kỹ thuật. Hung gặp hung hoá cát, đặt khu vệ sinh vào vị trí xấu (theo
tính toán về tuổi gia chủ khi phối hợp với hướng nhà) sẽ hợp hơn là đặt vào vị
trí tốt.
Đây chính là sự phân biệt rạch
ròi và ưu tiên các khu nào nằm về vùng nào. Nếu các chức năng cơ bản (cửa
chính, bếp, phòng khách, phòng ngủ, bàn thờ…) được đặt ở các vùng tốt rồi thì
dĩ nhiên các vị trí còn lại có thể bố trí phòng vệ sinh và các chức năng phụ
khác như nhà kho, chỗ giặt phơi…
Đối với vấn đề này, sau khi xem bản vẽ thì chúng tôi nhận định không phải như
ai đó nói là phòng tắm mở trực diện vào trước mặt bàn thờ hay phòng thờ, mà chỉ
là lối mở cửa sang bên hông của không gian đặt bàn thờ, có cách một khoảng
trống đi lại từ phòng ngủ ra cầu thang và không ảnh hưởng đến các hoạt động của
nơi thờ cúng tôn nghiêm, do vậy không có gì đáng ngại hay bị sai về hình thế
phong thuỷ. Tuy nhiên, nếu do tâm lý chưa an tâm mà bạn cần thay đổi, thì vẫn
có một số cách chỉnh sửa cho tốt hơn như sau:
Để hóa giải, có thể đóng một tủ kệ nhỏ hoặc làm thêm vách kính, vách gỗ, vách
thạch cao để ngăn bên hông không gian phòng sinh hoạt – tủ thờ. Khi đó từ cửa
phòng tắm sẽ mở ra một hành lang đi lại cùng với cửa ra vào hai phòng ngủ. Cách
này giúp phân chia không gian rõ rệt hơn, cũng là để giảm bớt cảm giác từ ngoài
phòng thờ nhìn vào thấy thiết bị vệ sinh trong phòng tắm.
Trong trường hợp trên thực tế chưa xây và ốp lát, gắn thiết bị cho phòng tắm
này thì có thể bố trí lại bằng sắp xếp nội thất phòng tắm sao cho có thể chuyển
cửa của phòng tắm sang vị trí khác, nhằm tạo nên một khoảng sảnh đệm khoảng 1m2
trước khi bước vào hay bước ra khỏi phòng tắm, cũng là giảm bớt cảm giác “thông
nhau” giữa hai không gian.
SGTT
|