CHUNG CƯ CŨ: ĐẤT VÀNG THU HÚT
Nằm trên khu đất có vị trí tại các quận
trung tâm TP.HCM, những chung cư cũ nát, rệu rã đang là tâm điểm “nhòm ngó” của
các đại gia địa ốc.
Đua
nhau tranh cải tạo chung cư cũ
Danh sách các nhà đầu tư muốn tham
gia cải tạo chung cư cũ vừa được Sở Xây dựng TP.HCM công bố, trong đó có sự
hiện nhiều của nhiều ông lớn như Novaland, C.T Group, Phú Mỹ Hưng… Đặc biệt,
hầu hết những chung cư cũ này đều nằm ở vị trí trung tâm tại quận 1, 3, 5 và
Bình Thạnh.
Điển hình như, khu vực quận 1, với
98 lô chung cư thì Tập đoàn C.T Group và các công ty thành viên đã “giữ chỗ”
gần 90 lô. Ngoài C.T Group, Công ty TNHH MTV Phát triển công nghiệp Tân Thuận,
Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng Tuấn Lộc và Công ty TNHH Phát triển Phú Mỹ
Hưng, Công ty cổ phần Đầu tư phát triển nhà Gia Bảo và liên danh
Vinaconex-Hoàng Sơn-Quân Anh cũng muốn đầu tư cải tạo những chung cư cũ tại
quận 1.
Trong khi đó, tại quận 3, 11 lô
chung cư Nguyễn Thiện Thuận đang được tập đoàn Novaland quan tâm.
Riêng đối với 17 lô chung cư Ngô
Gia Tự tại quận 10 có 6 doanh nghiệp gồm: Công ty cổ phần Năng lượng Thiên An,
Công ty cổ phần Phát triển bất động sản C30 Quận 10, Công ty Thuận Việt, Công
ty Hoa Lâm, Tập đoàn Novaland và Công ty Eximland .
Còn với cụm 8 lô số của cư xá
Thanh Đa khu vực quận Bình Thạnh đang dành được sự quan tâm của liên doanh
NHO-VPG-TAG-NIBC- Bình Thạnh RESCO và Tổng Công ty cổ phần Thương mại xây dựng
Vietracimex. Riêng tại lô IV có thêm sự tham gia của Công ty cổ phần Năng lượng
Thiên Ân. Công ty TNHH Thương mại và sản xuất Quản Trung mong muốn được cải tạo
15 lô chữ của cư xá Thanh Đa.
Số phận của các chung cư cũ tại
các quận còn lại rất ít doanh nghiệp để ý tới và hoàn toàn trái ngược với khu
vực trung tâm.
Nhiều vướng mắc
Tại TP.HCM, di dời, cải tạo chung
cư cũ là mối quan tâm lớn của lãnh đạo thành phố từ nhiều năm nay. Trong các
chuyến thị sát tại các chung cư cũ, Bí thư Thành ủy Đinh La Thăng cũng đã nhấn
mạnh yêu cầu cấp bách phải di dời, tháo dỡ các chung cư cũ, có nguy cơ đổ sập
nhằm đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của người dân.
Trên thực tế, công việc này không
hề đơn giản nên đến nay hiệu quả di dời, cải tạo chung cư cũ tại thành phố vẫn
còn rất khiêm tốn. Theo ông Trần Trọng Tuấn, Giám đốc Sở Xây dựng TP.HCM, từ
năm 2006 đến nay, thành phố đã tháo dỡ 32 chung cư cũ, hư hỏng với diện tích
sàn xây dựng tháo dỡ là 204.000 m2, di dời 4.000 hộ dân sinh sống trong các
chung cư này. Thành phố cũng xây mới nhiều chung cư tái định cư với tổng diện
tích sàn xây mới là 482.000 m2. “Tuy nhiên, con số 32 chung cư được tháo dỡ so
với tổng chung cư cũ trên địa bàn là quá nhỏ, đây là kết quả không như mong
muốn, chưa cải thiện đời sống của người dân và chỉnh trang đô thị” ông Tuấn
nói.
Tại chung cư 727 Trần Hưng Đạo,
quận 5 là một điển hình. Được xây dựng trước năm 1975, khối chung cư cao 13
tầng này đã xuống cấp trầm trọng, không đảm bảo sự an toàn cho người dân. Mặc
dù thành phố đã có chủ trương di dời từ nhiều năm trước nhưng phải mãi đến thời
gian gần đây thì những hộ dân cuối cùng mới chịu đồng ý di dời. Nguyên nhân của
sự kéo dài này là người dân không đồng tình với mức phí bồi thường, tái định
cư.
Tại các chung cư cũ, tình trạng
chung là người dân đều ý thức mức độ nguy hiểm của chung cư và mong muốn di dời
nhưng vướng mắc lớn nhất khiến họ không đồng ý là do chi phí bồi thường chưa
thỏa đáng và tái định cư không đảm bảo.
Nguyên nhân chính dẫn đến khó khăn
trong việc di dời cải tạo chung cư cũ đó là khó khăn trong việc thỏa thuận bồi
thường, giải phóng mặt bằng, ông Tuấn cho hay. Tại nhiều chung cư cũ, dặc dù
phần lớn hộ dân đã đồng ý và di dời nhưng vẫn còn có một số hộ dân không đồng
tình, họ thường đưa ra mức giá bồi thường quá cao. Điều này tạo ra sự bất công
bằng với phần lớn hộ dân đã đồng ý di dời trước đó. Mặt khác, chính thái độ
thiếu quyết liệt của chính quyền địa phương khiến cho công tác giải phóng mặt
bằng cũng gặp khó khăn. Bên cạnh đó, hiện cũng có nhiều điểm bất hợp lý trong
cách tính toán bồi thường, tái định cư giữa chủ đầu tư và các hộ dân.
Việc cải tạo chung cư cũ rơi vào
bế tắc là do giữa doanh nghiệp, người dân và chính quyền chưa có niềm tin vào
nhau. Người dân thì luôn trong trạng thái phòng thủ, đề phòng vì sợ doanh
nghiệp lấy mất lợi ích của mình nên khi thương thảo giá cả bồi thường họ luôn
đưa ra những yêu cầu và mức giá rất cao so với thực tế. Đối với doanh nghiệp,
khi họ bắt tay vào làm dự án cũng lo lắng, dù tuân thủ theo đúng các tiêu chí,
yêu cầu của chính quyền nhưng trong trường hợp còn một số hộ không đồng thuận,
nếu chính quyền không can thiệp giúp đỡ thì họ doanh nghiệp rất khó khăn vì đã
đổ vốn lớn vào đây để giải phóng mặt bằng, dự án kéo dài doanh nghiệp bị chôn
vốn. Đại diện một doanh nghiệp địa ốc cho hay.
Chủ tịch Hiệp hội bất động sản
TP.HCM, ông Lê Hoàng Châu cho biết một phần nguyên nhân cũng do thủ tục lựa
chọn nhà đầu tư theo quy định hiện hành mất rất nhiều thời gian, chưa hợp lý.
Ngoài ra, chỉ tiêu quy hoạch áp dụng để xây dựng lại nhà chung cư cũ, hư hỏng
chưa tạo điều kiện để nhà đầu tư thu hồi vốn.
Nguyễn Văn